Phía Triều Tiên nói động thái của IAEA là "âm mưu giữa Mỹ và các nước theo đuôi". Phát biểu được đưa ra sau khi các quốc gia thành viên IAEA tuần trước thông qua một nghị quyết kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng chương trình vũ khí hạt nhân và tuân thủ các nghĩa vụ theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Cụ thể,ềuTiêncôngkíchcơquannguyêntửquốctếvìâmmưuvớiMỹ6 Reuters dẫn lại thông cáo báo chí chính thức do Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố, trong đó người phát ngôn Bộ năng lượng hạt nhân Triều Tiên nói Bình Nhưỡng "kịch liệt tố cáo và bác bỏ hành vi bất thường của IAEA".
Theo phát ngôn viên này, IAEA đã biến thành một tổ chức phục vụ Mỹ và không thực hiện "sứ mệnh cơ bản của một cơ quan quốc tế" là duy trì sự công bằng.
Nhấn mạnh rằng Triều Tiên đã rút khỏi cơ quan hạt nhân vào năm 1994, người phát ngôn nói rằng IAEA "không có đủ tư cách cũng như lý do để nói điều này hay điều nọ" về việc Triều Tiên thực thi chủ quyền.
Bình Nhưỡng cũng cáo buộc Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi đã "đi đầu trong việc tạo ra bầu không khí gây áp lực với Triều Tiên" bằng cách "lan truyền một câu chuyện sai sự thật" về một vụ thử hạt nhân sắp xảy ra.
Vào năm ngoái, ông Grossi đã cảnh báo rằng Triều Tiên có thể tiếp tục vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.
"Tàu ngầm tấn công hạt nhân" mới của Triều Tiên có gì đáng chú ý?
Hiện Mỹ và IAEA chưa bình luận về các phát biểu trên. IAEA không có quyền tiếp cận Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng trục xuất các thanh sát viên của cơ quan này vào năm 2009 và sau đó khởi động lại thử nghiệm hạt nhân.